Sunday, August 3, 2014

Hình ảnh buổi giảng pháp của Thầy Thích Quảng Sự ngày 2/8/2014

Thông báo buổi sinh hoạt Phật Pháp của Nhóm Hòa Đạo ngày 2/8/2014

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Thưa các cô bác/ anh chị,
Một mùa Vu Lan nữa lại về để  nhắc nhở chúng ta luôn khắc sâu công ơn sinh thành dưỡng dục cao xa không thể tính kể được của cha mẹ. Nếu còn mẹ, còn cha,hãy biết rằng chúng ta còn cả một bầu trời hạnh phúc. Hãy vui vì còn cha, còn mẹ, là còn cơ hội để đền đáp công ơn. Còn nếu ta kém may mắn vì đã mất cha mẹ rồi, hãy nhớ rằng người vẫn luôn bên cạnh ta, luôn hiện hữu trong ta.
 Mùa Vu Lan báo hiếu, cũng là mùa để chúng ta báo ơn tới những bậc từ mẫu đáng kính,  những người có con là tu sĩ, các mẹ đã dâng hiến những người con của mình cho Phật giáo.  Những bậc trưởng tử Như Lai đáng kính ở đời, đã góp phần vun bồi mạng mạch chánh pháp được trường tồn bất diệt.  Một lần nữa chúng ta hãy  hãy hướng nguyện về Người với lòng tri ân sâu sắc nhất.!
Hòa trong tiết Vu Lan đang ngập tràn khắp mọi nơi của những người con Phật, Nhóm Hòa Đạo trân trọng thông báo tới các cô bác/ anh chị buổi sinh hoạt Phật pháp cùngThầy Thích Quảng Sự- Trụ trì chùa Phổ Đà, Phan Thiết, Bình Thuận.
Để buổi chia sẻ Phật pháp được lợi lạc Nhóm Hòa Đào rất mong các cô bác anh chị tham gia buổi chia sẻ Phật pháp đông đủ và chia sẻ thông tin này tới người thân để cùng tham dự chương trình.

 1.   Thời gian : Tối thứ bẩy 02/8/2014 bắt đầu từ  19h00 đến 21h00.
2.   Địa Điểm : Tư gia của chị Hương, 71 Ngõ Giếng.
3.   Đối tượng tham gia : tất cả những ai quan tâm đều có thể tham dự     
Để buổi chia sẻ Phật Pháp được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong đại chúng  mặc quần áo trang nghiêm, kín đáo, đến đúng giờ, giữ trật tự và để điện thoại ở chế độ im lặng. Cô bác anh chị nào phát tâm cúng dường Thầy xin vui lòng liên lạc với ban tổ chức vào cuối buổi giảng.

Thay mặt ban tổ chức !

Wednesday, September 18, 2013

Khóa học THIỀN TỊNH SONG TU

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Thân gửi các đạo hữu!
Để đáp ứng nhu cầu tu tập của các Phật tử, được sự quan tâm, giúp đỡ và cho phép  của Sư Thầy Thích Nữ Đàm Quang – trụ trì Chùa Nam Dư Thượng, từ ngày 22/9/2013 tới ngày 28/9/2013 Chùa Nam Dư Thượng tổ chức khóa học THIỀN TỊNH SONG TU  dành cho tất cả các Phật tử.
Khóa tu học do Đại Đức Thích Quảng Sự và Đại Đức Thích Quảng Phước giảng dạy.
 Chi tiết như sau:
Địa điểm  : Tại Chùa Nam Dư Thượng - số 467-  Lĩnh nam-Hoàng Mai-Hà Nội
Thời gian :   Hai thời khóa:    Buổi sáng : 7h - 9h; Buổi tối    :  19h30-21h30
Nội dung các buổi học:

Ngày 22.9 (Chủ nhật )                        Khai khóa tu học (8h sáng)

Ngày 23.9 (Thứ 2)                       Giới thiệu Tu Thiền
-  Khái niệm về Thiền                                  -  Các dòng Thiền Bắc và Nam truyền
-  Đặc trưng và yếu chỉ Thiền hiện đại  -  Lợi ích học tập và dụng hạnh

Ngày 24.9 (Thứ 3)                       Giới thiệu Tu Tịnh
-  Nguồn gốc tu tập niệm Phật                 -  Khái quát lịch sử tu Tịnh Độ
-  Các phương pháp hành trì                   -  Lợi ích học tập và dụng hạnh

Ngày 25.9 (Thứ 4)                       Tu Thiền kiêm Tịnh
-  Quyết trạch phương pháp hiện tại    -  Thời khóa hành trì
-  Tu Thiền là nhân, Tu Tịnh là duyên    -  Sự kết hợp Thiền và Tịnh

Ngày 26.9 (Thứ 5)                       Tu Tịnh kiêm thiền
-  Quyết trạch phương pháp hiện tại    -  Thời khóa hành trì
-  Tu Tịnh là nhân , Tu Thiền là duyên   -  Sự kết hợp Tịnh và Thiền



Ngày 28.9 (Thứ 6) & 29.9 (Thứ 7)        Tu tập hành trì ( thực hành )
(Dự kiến đi chùa Linh Ẩn Tự - Mê Linh – Vĩnh Phúc)
Đoàn sẽ khởi hành lúc 16h30 (Thứ 6), tại chùa Nam Dư thượng. Trở về từ chùa Linh Ẩn Tự lúc 16h30 (Thứ 7- 29/9). Hoàn mãn khóa tu học Thiền Tịnh song Tu!
Ban tổ chức xin thông báo chương trình tới toàn thể các quý Phật tử gần xa. Để công tác tổ chức được chu đáo, xin quý vị đọc kỹ chương trình và hoan hỷ  đăng ký sớm vào mẫu đăng ký đính kèm hoặc liên hệ với ban tổ chức, đặc biệt là nêu rõ thời khóa tu tập được lựa chọn (buổi sáng hoặc buổi tối).
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Cô Thường Lạc , DT :0974. 851.408
PT Diệu Quyên ( Quế) , DT : 0912.789.717
PT Huệ Tường( C. Vân ) DT: 0903.290.129
PT Diệu Hậu  ( Hiền ) , DT : 0125.73.93.888

v Một số thông tin về Quý Thầy Thích Quảng Sự và Thích Quảng Phước

- Thầy Quảng Sự trụ trì tại Chùa Phổ Đà, tỉnh Bình Thuận. Thầy đã có thời gian tu tập và hoằng pháp trong 2 năm tại Mỹ. Các phật tử miền bắc nói chung và phật tử của Chùa Nam Dư Thượng nói riêng đã có duyên lành được Thầy nhiều lần chia sẻ Phật Pháp. Sự uyên thâm nhưng giản dị và lòng từ bi của Thầy luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tất cả những ai đã có dịp được tiếp xúc và nghe Thầy chia sẻ Phật Pháp.

- Thầy Quảng Phước trụ trì tại chùa Phước Mỹ tỉnh Gia lai. Thầy có bằng tiến sỹ Phật học và đã có quá trình học tập 7 năm tại Ấn Độ. Cảm mến trước sự thông minh và trí nhớ tuyệt vời của Thầy, các Thầy cô và bạn đồng môn vẫn thường thân thương ví Thầy với tôn giả Anan.  




GIẤY ĐĂNG KÝ

Họ tên Phật tử : ……………………………………………Pháp danh : …………...........
Số điện thoại : ……………………………………………………………………………………….

Xin hoan hỷ đăng ký học khóa Thiền Tịnh song tu vào buổi :
A . Sáng                                                         B. Tối
( Phật tử khoanh vào thời gian học mình lựa chọn )


                                    Nam mô hoan hỷ tạng Bồ Tát ma ha tát

Monday, June 17, 2013

THÔNG BÁO Khóa tu Mùa Hè - Ươm mầm tương lai

Kính chào các ông bà cô bác anh chị và các em thanh thiếu niên!

Ban Tổ chức Trại hè Ươm mầm tương lai - Chùa Nam Dư Thượng xin kính báo các bậc ông bà bố mẹ và các bạn thanh thiếu niên tham gia trai hè:

1. Các bậc ông bà, bố mẹ và các bạn thanh thiếu niên tham gia trại hè vui lòng đọc kỹ nội quy của Khóa Tu và nội dung chương trình tu tập đính kèm Đơn đăng ký Khóa Tu Mùa Hè trước khi đưa các em tới Khóa tu. 

Nhấn vào ĐÂY để đọc Nội quy và Chương trình.

2. Khi đăng ký nhập học tại Chùa, vui lòng đem theo Chứng minh thư Nhân dân (với thanh niên > 15 tuổi) hoặc bản sao Giấy Khai sinh (với thiếu niên < 15 tuổi) để làm thủ tục khai báo với chính quyền địa phương.

3. Những đồ dùng thiết yếu NÊN đem theo: 

- Quần áo gọn gàng, thoải mái, dễ cử động dùng đủ trong 4 ngày. Tránh các loại trang phục ôm sát, ngắn, hở hang. Nên đem theo áo dài lễ hoặc bộ quần áo lam (nếu có)

- Chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân tối thiểu như Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu/tắm...

4. Những đồ dùng KHÔNG NÊN đem theo:

- Tuyệt đối không đem theo điện thoại di động, các thiết bị điện tử di động khác như Ipod, Ipad, Tablet ... Các bậc phụ huynh vui lòng ghi lại số điện thoại liên lạc của Ban Tổ chức và các nhóm trưởng để nắm bắt tình hình con em mình trong suốt cả Khóa Tu. 

- Không đeo/đem theo mình đồ trang sức, những đồ vật có giá trị lớn, đắt tiền. 

5. Ông bà bố mẹ nên thu xếp tham dự buổi lễ Cầu nguyên Tri ân Cha mẹ vào 19h ngày 19/06/2013.

6. Sơ đồ chỉ dẫn tới Chùa Nam Dư Thượng. Click vào bản đồ để xem hình trên Google Map



7. Số điện thoại hỗ trợ thông tin:

Phật tử Vân (Huệ Tường). ĐT : 093.643.3393.
Phật tử Quế (Diệu Quyên). ĐT: 091.278.9717
Phật tử Hiền (Diệu Hậu). ĐT: 0125.739.3888.
Phật tử Dung :  ĐT: 098.801.2739 


Trân trọng.


Monday, May 20, 2013

CHƯƠNG TRÌNH KHÓA TU MÙA HÈ LẦN 1- 2013


chương TRÌNH
khóa tu mÙA HÈ LẦn 1- 2013
Chủ  đề:   ươm mầm tương lai
Chùa Nam Dư Thượng, số 467, Đường Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai. Thủ đô Hà Nội.

I.                  Khóa tu MÙA HÈ 2013
1.     thời gian: 4 ngày: Từ ngày 17 đến 20 tháng 6 năm 2013 (nhằm ngày 10 đến 13 tháng 5 năm Qúy Tỵ)
2.     Địa điểm:  Chùa Nam Dư Thượng, số 467, Đường Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai. Thủ đô Hà Nội.
3.     Thành phần tham d: Thanh thiếu niên Phật tử tuổi từ 12 – 25.
4.     Tu học:
- Tụng kinh
- Thiền hành
- Nghe thuyết Pháp
5.     Thi đua:
- Thi xử lý tình huống: 3 giải
- Các trò chơi dân gian 3 giải
- Thi vẽ và tô tranh: 3 giải
- Thời trang: 3 giải
Phần thưởng tổng kết: 3 giải + 5 giải khuyến khích
6.     Số lượng: 300 người
7.     Nơi đăng ký: Chùa Nam Dư Thượng, số 467, Đường Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai. Thủ đô Hà Nội.
8.     Liên hệ đăng ký và giải đáp:
- Phật tử Vân (Huệ Tường). ĐT : 093.643.3393.
- Phật tử Quế (Diệu Quyên). ĐT: 091.278.9717
- Phật tử Hiền (Diệu Hậu). ĐT: 0125.739.3888.
Quý vị có thể đăng ký online qua đường link: http://goo.gl/jrDWY
II.               NỘI QUY Khóa tu
Ban tổ chức đề nghị mỗi khóa sinh hãy tôn trọng những quy định sau:
1.              Không ra ngoài khuôn viên trong thời gian khóa tu. Giữ đúng thời khóa sinh hoạt theo chương trình đã định. Phải luôn tôn trọng sự hướng dẫn của Ban tổ chức (BTC) qua các hiệu lệnh từ ban xướng ngôn, những vị đã được sự chỉ định của BTC.
2.              Không nên mang theo tư trang và các vật dụng quí giá, không trang điểm phấn son, thể hiện nếp sống giản dị, thanh cao. Sống tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong thời gian khóa tu.
3.              Các hành giả phải giữ oai nghi trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, hành lễ, giữ tâm luôn chánh niệm tỉnh thức, nói lời từ ái, cử chỉ nhẹ nhàng. Luôn hoan hỷ và hòa nhã đối với mọi người
4.              Hành giả phải mặc áo tràng khi hành lễ (nếu có). Không được làm việc khác ngoài giờ quy định, tuyệt đối không được mang băng đĩa, kinh sách, tài liệu photo phát cho hành giả khóa tu khi chưa có sự kiểm duyệt của BTC. Nếu phát hiện phát lén lúc phát, BTC sẽ thu giữ toàn bộ và mời ra khỏi khuôn viên khóa tu.
5.              Trong thời gian sinh hoạt khóa tu, không nên tiếp xúc người ngoài, không bàn chuyện đời, chuyện cá nhân và hoặc lớn tiếng ồn ào khi nghe pháp, không nên sử dụng điện thoại trong thời gian khóa tu đặc biệt là khi nghe thuyết pháp.
6.              Cùng nguyện ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh chung. Tiết kiệm điện, nước, các vật dụng của Tam Bảo.
lưu ý:  Những khóa sinh thuộc bất cứ đơn nào vi phạm những điều trên sẽ bị phạt trực tiếp cá nhân và trừ điểm thi đua của đội.

CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT
* Ngày 17/06/2013 (10/05/ AL)
- 14h00 – 17h00:  Khóa sinh tập trung
- 17h30: Tiểu thực ( ăn cơm chiều)
- 18h15:  sinh hoạt cá nhân
- 19h00: Thông báo nội quy và giao lưu
- 21h30: Chỉ tịnh ( ngủ)
 * Ngày 18/06/2013 (11/05/ AL)
      - 04 giờ 00: Thức chúng
- 04 giờ 30: Tụng kinh Phước Đức và tọa thiền
-  05 giờ 30: Tập thể dục và hành động vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp
-  06 giờ 30: Dùng tiểu thực
-  08 giờ 30: Lễ khai mạc (Có chương trình riêng)
                   Chụp hình lưu niệm – Giao lưu
-  11 giờ 00: Dùng cơm quá đường
-  12 giờ 00: Chỉ tịnh
-  13 giờ 30: Thức Chúng
-  14 giờ 00: Tìm hiểu  giáo lý Đức Phật
-  15 giờ 00: Giao lưu với người nổi tiếng
ĐĐ. Thích Lệ Minh
Phó trưởng Ban Văn hóa GHPGVN Tp.HCM
Hội phó Hội Khai Tâm tại Tp.HCM
-  17 giờ 00: Dùng tiểu thực
-  18 giờ 00: Sinh hoạt cá nhân
-  19 giờ 00: Tụng kinh Báo Hiếu
-  20  giờ 30:  Hội thi vẽ về chủ đề: “Gia đình em”
-  21  giờ 30:  Tọa thiền
-  22  giờ 00:  Chỉ tịnh
* Ngày 19/06/2013 (12/05/ AL)
      - 04 giờ 00: Thức chúng
- 04 giờ 30: Tụng kinh Phước Đức và Tọa thiền
-  05 giờ 30: Tập thể dục và hành động vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp
-  06 giờ 30: Dùng tiểu thực
-  07 giờ 30: Tìm hiểu Lịch sử Đức Phật ( phần 2)
- 09giờ 00:  Hội thi trò chơi dân gian
-  11 giờ 30: Dùng cơm quá đường
-  12 giờ 00: Chỉ tịnh
-  13 giờ 30: Thức chúng
-  14 giờ 00: Hội thi hóa trang chủ đề: “ Môi trường xanh”
-  16 giờ 00:  Viết thư gởi cha mẹ
-  17 giờ 00: Dùng cơm theo từng gia đình
-  18 giờ 00: Sinh hoạt cá nhân
-  19 giờ 00: Thắp nến tri ân Cha Mẹ, cầu nguyện hòa bình.
-  21  giờ 30:  Tọa thiền
-  22  giờ 00:  Chỉ tịnh
* Ngày 20/06/2013 (13/05/ AL)
      - 04 giờ 00: Thức chúng
- 04 giờ 30: Tụng kinh Phước Đức – Tọa thiền
-  05 giờ 30: Tập thể dục và hành động vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp
-  06 giờ 30: Dùng tiểu thực
     -  07 giờ 30: Thi giáo lý kết hợp trò chơi dân gian
-  10 giờ 00: Phiên Chợ Quê Hương
-  12 giờ 00: Viết lưu bút của khóa tu và ước mơ.
-  14 giờ 30: Lễ bế mạc và khen thưởng
-  16 giờ 30: Tặng quà lưu niệm chia tay hẹn gặp khóa tu 2014

Download Chương trình tại đây
Download Phiếu đăng ký tại đây

Friday, March 8, 2013

Chương trình Lễ Khai pháp tại Thiền viện Sùng Phúc 09/03/2013



Chào các cô bác anh chị,


Đã thành thông lệ hàng năm, cứ đến ngày thứ bảy cuối cùng của tháng Giêng, toàn thể đạo tràng Trúc lâm Sùng Phúc cùng cầu hội, vận tập về Thiền viện Sùng Phúc (Long Biên- Hà Nội) để dâng lời thỉnh cầu lên chư tôn thiền đức Tăng ni chứng minh tác lễ khai Pháp, mở đầu cho một năm tu học của hàng đệ tử. Năm nay Lễ Khai Pháp được long trọng tổ chức vào ngày Thứ bảy ngày 28 tháng Giêng năm  Quý Tỵ (nhằm ngày 09.3.2013). Buổi lễ năm nay sẽ có sự tham dự của rất nhiều các vị Trưởng Lão, Đại Đức và các Ni, Sư đến từ nhiều thiền viện trên cả nước, đặc biệt là Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm,  Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội.

Nhóm Phật tử Hòa Đạo xin trân trọng thông báo với các cô bác anh chị thông tin về buổi lễ này năm nay:

CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI PHÁP
Ngày 27 tháng Giêng năm Quý Tỵ – 09.03.2013
Tại Thiền Viện Trúc Lâm Sùng Phúc

BUỔI SÁNG
                                                 
07 giờ 30
: Phật tử vân tập về Thiền viện
08 giờ 00
: Phật tử trang nghiêm đạo tràng
08 giờ 30
: Cung nghinh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm Lễ Đài (cử 3 hồi chuông trống bát nhã)
09 giờ 00
: Cung nghinh chư Tôn đức Tăng, Ni niêm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam Bảo
09 giờ 15 - 11 giờ
:

CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI PHÁP
1. Tuyên bố lý do – Giới thiệu chương trình và thành phần tham dự
2. Niệm Phật cầu gia bị - Một phút nhập từ bi quán.
3. Dâng hoa cúng dường - Chương trình Văn nghệ cúng dường
4. Lời tác bạch thỉnh pháp đầu năm của đại diện  Phật tử.
5. Đạo từ  của Thượng tọa chứng minh.
6. Cảm tạ của Ban Tổ chức
7.  Hồi hướng
 
11 giờ 30
: Thọ trai
12 giờ 30
: Chỉ tịnh


BUỔI CHIỀU

13 giờ 30
:Thức chúng
14 giờ 00
:Thuyết giảng đầu năm
15 giờ 30
:Thời khóa tọa thiền
17 giờ 00
: Kết thúc - Hoàn mãn

Thay mặt BTC.

Sunday, February 3, 2013

Tập thiền giản dị



Bài giảng Sư Giới Tịnh
Sư Giới Tịnh sinh quán Đà Lạt, xuất gia và tu tập tại Riverside, California và 8 năm tại Miến Điện (trường thiền Pa-Auk). Hiện Sư đang viên du và giảng pháp tại Washington DC, USA.



Sống ở đời chẳng ai muốn đau khổ và ai cũng muốn hạnh phúc. Trong cuộc nhân sinh, người ta tìm đủ cách để ngăn ngừa đau khổ hoặc làm vơi đi sự đau khổ, nhưng mục đích chính yếu của người đời vẫn đi tìm hạnh phúc bằng các phương tiện vật chất, không ai nghĩ rằng hạnh phúc là do sự suy nghĩ của chính mình, nói một cách khác hạnh phúc là do tinh thần chứ không phải do thoả mãn các nhu cầu vật chất. Tiến bộ khoa học đã giúp nhiều cho con người trong việc nâng cao đời sống và làm giảm bớt những đau khổ, nhưng những tiến bộ đó rõ ràng là không giảm thiểu được những cái khổ của tuổi già, bệnh tật, nghèo đói, hận thù ... Như vậy chỉ có sự rèn luyện tinh thần thì mới làm cho con người vượt thóat được những đau khổ nầy. Một trong những phương cách hữu hiệu để tâm hồn được bình an chính là thực tập thiền. Thiền có công năng giúp thân tâm an lạc, thấy được thực tại của hoàn cảnh và bản thân mình. Chính nhờ cái thấy nầy mà chúng ta thoát khỏi những ràng buộc và những bất an ở trong chúng ta. Một cách đơn giản chúng ta có thể rèn luyện thân thể bằng nhiều cách : điền kinh, bơi lội, thể dục... để thân thể được khoẻ mạnh nhưng chúng ta có làm gì để tập luyện tinh thần chưa? Đầu óc chúng ta luôn luôn suy nghĩ cả ngày lẫn đêm, không bao giờ được ngơi nghỉ, chúng ta không quan tâm chăm sóc đến nó. Đó là điều thiếu sót lớn. Tập thiền có thể là phương pháp tốt nhất để chúng ta tập luyện tinh thần.

Nhắc đến Thiền chúng ta đều nghĩ rằng việc tập thiền chỉ dành cho người dư ăn, dư mặc, người già nua, người rỗi rảnh và phải có một không gian và thời gian thích hợp cho việc tập thiền. Quan niệm nầy hoàn tòan không đúng. Thiền có thể tập ở mọi nơi, mọi lúc, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì ngoài cái ý muốn tập thiền của chính chúng ta. Lâu nay chúng ta nghĩ đến thiền là phải tọa thiền, nhưng thiền còn có nhiều phương pháp khác nhau : thở thiền, đi thiền, nằm thiền, làm việc thiền, nghỉ thiền... Tập thiền không cần những lý thuyết cao siêu hoặc thực hành khó khăn mà chỉ cần những phương pháp luyện tập giản dị để di dưỡng tinh thần và điều hòa thân xác. Ngài Thiền sư Kim Triệu đã nói: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy".

  1. Hơi thở
Chú ý đến hơi thở vào và thở ra là ta đã hồi phục được con người toàn vẹn. Thông thường tâm ta như con vượn, nhảy nhót lung tung, suy nghĩ miên man đủ mọi thứ trên đời. Chúng ta hối tiếc việc làm đã qua, lo lắng những việc sắp tới. Sống mà không biết mình đang sống, đang làm gì, không thở được không khí trong lành, không nếm được hương vị của thức ăn. Thân ở đây mà tâm đã mất đi rồi. Khi đầu óc căng thẳng mệt mỏi, chúng ta hãy tập thở như sau:

- Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra .
- Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối.
-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thả toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng.

Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư. Chúng ta không nhất thiết phải cố ý hít vào hoặc thở ra những hơi dài. Chúng ta chỉ ý thức hơi thở thực sự của chính chúng ta mà thôi. Đây là phép nhận diện hơi thở. Ta cứ thở tự nhiên, bất cứ trong tư thế nào của thân thể, và chỉ cần để hết tâm ý vào hơi thở. Thở như thế chỉ trong vài chục giây là thân tâm ta trở về lại với nhau và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại. Tiếp tục thở như thế, ta sẽ thấy hơi thở tự nhiên trở nên êm dịu, sâu lắng và điều hòa. Thân cũng như tâm sẽ có cảm giác dễ chịu, an lạc. 

  1. Đi bộ
Đi bộ là phép tập thiền rất đơn giản và dễ chịu. Chúng ta phối hợp hơi thở với bước chân. Khi thở vào, chúng ta có thể bước hai hoặc ba bước, tùy theo nhu yếu của hai lá phổi ta. Thở ra cũng như thế. Chú tâm vào lòng bàn chân, đi từng bước vững chãi, thực sự tiếp xúc với mặt đất và đi thật tự nhiên. Chúng ta có thể đi thiền nhiều lần trong một ngày. Khi di chuyển đi đâu, chúng ta cũng có thể tập đi thiền được. Thiền đi giúp chúng sống từng giây phút thực tại. Khi đi, chúng ta cần giữ im lặng. Nếu cần nói gì, thì hãy dừng chân. Khi vô sự, đi thiền sau vài mươi phút chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và an vui hơn, rất cần thiết để chúng ta đạt tới sự vững chãi và thảnh thơi.

  1. Làm việc
Trong khi làm việc chúng ta cũng có thể tập thiền. Khi rửa xe, bổ củi, lau nhà ... chúng ta trở về với hơi thở và ý thức những gì đang làm. Làm trong sự nhẹ nhàng, không cần vội vã để cho xong việc. Thiền trong khi làm việc giúp chúng ta trở về với đời sống hàng ngày. Khi chúng ta dạy học, nấu cơm, tập thể dục, hoặc ngồi làm việc trước máy vi tính... chúng ta có thể sử dụng hơi thở để làm lắng dịu và lấy lại tươi mát cho thân tâm. Chốc chốc dừng lại để thở, nở nụ cười trên môi, buông xả hết mọi căng thẳng trong thân tâm trở về trạng thái bình an và tĩnh lặng. Lúc đó, công việc mà chúng ta đang làm sẽ trở nên nhẹ nhàng và thích thú hơn. Tránh làm việc nầy mà nghĩ sang việc khác. Khi ăn chỉ biết thưởng thức món ăn, khi tập thể dục chỉ nghĩ đến việc co giản bắp thịt, không nên vừa ăn hoặc đi bộ trên máy lại vừa đọc sách báo...

  1. Nghỉ ngơi
Ngày nghỉ là để nghỉ không đi đâu hết, không làm gì hết, không suy nghĩ gì hết...Ngày nghỉ không có thời khóa biểu và tranh thủ từng giây phút như ngày thường, lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Thích làm gì thì làm: nằm võng, cắm hoa, nhâm nhi ly trà, ngồi chơi trên bãi cỏ ngắm mây trôi, nghe gió thổi... Đừng sử dụng ngày nghỉ để xuống phố, chơi thể thao... Ngày nghỉ này là để chúng ta lấy lại sự thăng bằng và di dưỡng tinh thần sau những ngày làm việc mệt nhọc ...

  1. Thư giãn
Sự căng thẳng của thần kinh và bắp thịt làm cho chúng ta bực bội, cau có, thân và tâm mất thăng bằng, dần dà sẽ đưa đến bệnh tật. Thực tập thiền trong tư thế nằm giúp ta đem lại sự tươi mát và niềm vui. Một con thú khi bị thương và đau bệnh biết tìm một nơi vắng nằm xuống trong nhiều ngày để cơ thể tự phục hồi vết thương. Vì vậy chúng ta cần tự bảo vệ mình bằng cách tập thiền nằm. Thân và tâm tự nó có khả năng trị liệu và chữa lành các vết thương, nếu chúng ta để cơ thể nghỉ ngơi, đừng lo lắng, đừng phiền não, thì sự bình phục sẽ xảy ra dễ dàng hơn. Cách thực tập thiền nằm giản dị nhất là nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để cách xa hai bên suờn, hai bàn tay để ngửa, hai chân dang ra. Cm hơi ngước lên trên để lưng nằm sát giường. Miệng hơi mở ra. Nhắm mắt. Hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm. Đến lần thứ 8 thì bắt đầu đi vào giai đoạn phân thân, tức là tưởng tượng chia "mình" thành hai nguời. Hãy tưởng tượng mình đang nằm nổi trên mặt đất, thư giãn hoàn toàn, khỏe khoắn, an bình và tưởng chừng như có luồng năng lượng đang chảy vào thân thể của mình. Rồi trở về trạng thái cảm giác bình thường (cảm giác từ ngón chân lên đến đỉnh đầu) trước khi mở mắt ra, chúng ta ý thức về những bắp thịt trên mặt, sau cổ, trên vai, trong chân tay đã giãn ra và mềm nhũn. Phương pháp thiền này chỉ có mục đích để làm thư giãn sự căng thẳng của tâm lý và sinh lý mà thôi.

  1. Ý thức
Trong Phật Giáo, cách luyện tập nầy gọi là chánh niệm, có nghĩa là tâm không bị động do tác động ở bên ngoài. Chữ niệm không có nghĩa là nhớ tưởng quá khứ, nhất là nghĩ tới quá khứ để đánh mất mình trong đó. Chúng ta có thể định nghĩa chánh niệm là năng lượng có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Chánh niệm là tự làm chủ, là sự ý thức, sự có mặt của tâm ý một cách trọn vẹn, tự chủ và sáng tỏ ngay trong mỗi giây phút của hiện tại. Chánh niệm có khả năng giúp cho ta ý thức được những gì đang có mặt, đang xảy ra trong ta và quanh ta. Chúng ta có thể tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu ta. Chúng ta cũng nhận diện được và chuyển hóa những khổ đau. Chúng ta thực tập chánh niệm khi thở, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi và khi làm việc. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm mỗi giây phút trong đời sống hàng ngày, không chỉ trong tư thế ngồi thiền, mà khi nấu cơm, giặt áo, lái xe, rửa bát, đi cầu, .v.v. chúng ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như.

  1. Cảm xúc
Mỗi khi giận hay buồn, chúng ta phải biết trở về hơi thở chánh niệm và khởi sự tập thiền để chăm sóc thân tâm. Chúng ta phải ý thức về nỗi đau của chúng ta, không nên đè nén cơn giận hoặc buồn phiền mà cho phép chúng hiện diện để quan sát chúng xảy ra như thế nào. Chúng ta ôm niềm đau ấy như ôm một em bé với tất cả lòng ưu ái. Thực tập thở và đi trong chánh niệm, rồi nhìn sâu vào bản chất của cảm xúc (giận, buồn...), nghĩa là tìm hiểu những nguyên do xa gần đã làm nó phát khởi, không nói hay không hành động bất cứ một điều gì để phản ứng lại khi nỗi buồn hay cơn giận còn đó, bởi vì làm như thế chúng ta sẽ tạo đổ vỡ trong chính chúng ta và người khác. Phản ứng lại theo các cảm xúc không phải là giải pháp, dù sự phản ứng ấy chỉ là những lời nói. Khuynh hướng muốn làm cho người khác đau khổ để cho mình bớt khổ là khuynh hướng bạo động, chúng ta phải thấy được điều này trong khi thực tập hơi thở và bước chân đi.

  1. Sám hối
Sám hối là nhìn lại thực trạng của mình và mối liên hệ giữa mình với người xung quanh để hóa giải các buồn giận, các sự hiểu lầm... Mỗi tuần nên tự xét lại một lần các mối liên hệ với những người có quan hệ với chúng ta như cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con cái, bạn bè ... Chúng ta phải xét nét và phân tích tỉ mỉ với sự thành khẩn và ý chí chuyển đổi tình trạng giữa chúng ta với người khác nếu có những vấn đề xung khắc. Trong thời gian sám hối này chúng ta phải thực tập theo dõi hơi thở và sự lắng nghe, cần phải sử dụng lời nói dịu dàng, trầm tĩnh, không lên án hay trách móc. Nhìn vào những điểm tích cực và dễ thương của người khác, đồng thời nhìn vào sự thiếu sót của chính chúng ta. Phân tích cảm xúc của chúng ta mà chúng ta nghĩ rằng nó xuất phát từ một cử chỉ hay một lời nói của người khác. Cuối cùng là phải lắng nghe với tâm từ về những lời nói của người khác để ghi nhận những cảm xúc của người đó và nhìn kỹ lại những gì đã xảy ra. An bình của chúng ta tuỳ thuộc vào các sự sám hối này.


Trong bài nầy tác giả không đề cập đến những pháp thiền cao như tọa thiền, đòi hỏi hành giả phải khổ luyện công phu mà chỉ nêu lên một vài phương pháp tập thiền giản dị mà mọi người đều có thể thực hành được. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động để tập trung nhìn sự vật hiện hữu rõ ràng như nó là, phát trin lòng nhân ái, biết mình là ai, ở đâu và đang làm gì. Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta đều phải ý thức một cách rõ ràng các hành động của chúng ta. Trong việc làm, chúng ta cũng chỉ chú tâm vào việc mà chúng ta đang làm như ăn thì chỉ biết ăn không nghĩ đến thị trường chứng khoán trồi sụt, nghe nhạc thì không càm ràm con cái, lái xe thì phải chăm chú lái không bực dọc vì một vết trầy của một chiếc xe nào đó mới vừa chạm phải ...Trong cảm xúc chúng ta phải biết tiết chế các các cảm xúc mạnh bằng cách xem các cảm xúc đó (giận hờn, thù ghét, đau khổ ....) như là một đối tượng để quan sát. Thực hiện đúng các điều trên là chúng ta đã thực hành được thiền và chúng ta sẽ được thảnh thơi, an lạc.

Download file .doc